Ống tre có thể được thu hoạch sau 4-5 năm trồng. So với gỗ cứng nhiệt đới, tốc độ này rất nhanh, là một trong những lý do chính khiến tre trở thành một loại cây trồng thân thiện với môi trường. Sau khi thu hoạch, ống tre được cắt dọc theo chiều dài để tạo ra các thanh tre, sau đó loại bỏ lớp vỏ tre.
Các thanh tre tự nhiên có màu vàng nhạt (màu tự nhiên), nhưng cũng có thể được xử lý bằng hơi nước để chuyển thành màu nâu nhạt (màu carbon hóa). Ngoài ra, thanh tre còn có thể được xử lý nhiệt để biến thành màu nâu đậm (màu socola).
Sau khi sấy khô, có nhiều phương pháp để ghép (lắp ráp ) các thanh tre thành sản phẩm cuối cùng và tạo ra các biểu hiện khác nhau về ngoại hình, sau đây là một số cách ghép
Ép ngang (Còn gọi là ép nằm)
Ép ngang là việc đặt các thanh tre nằm ngang theo chiều rộng của thanh nan cùng nhau, sau đó phủ keo và ép lại. Phương pháp này tạo ra các hoa văn đường thẳng đẹp mắt và làm nổi bật rõ các mắt tre.
Ép cạnh (Còn gọi là ép đứng)
Ép cạnh là việc đặt các thanh tre đứng cạnh nhau theo chiều dày (chiều cao) của thanh nan, phủ keo và ép lại. Phương pháp này tạo ra các hoa văn đường thẳng hẹp hơn và các mắt tre nhỏ.
Ép tre nén mật độ cao (hay còn gọi là ép khối)
Đây là phương pháp nghiền nát các thanh tre, sau đó ép lại với áp lực cực cao. Phương pháp ép này có thể tăng mật độ từ khoảng 700kg/m3 lên hơn 1000kg/m3 (tre Luồng Việt Nam có thể ép mật độ lên tới 1400kg/m3), làm cho sản phẩm cuối cùng chắc chắn hơn. Tre nén mật độ cao có vẻ ngoài rất độc đáo: nó có các hoa văn “ngọn lửa” điển hình, giống như gỗ, và các mắt tre mờ mờ.
Vật liệu mềm
Loại này sử dụng thanh tre kết hợp với cao su mềm hoặc vải lót phía sau. Ngoài các thanh tre rộng 17mm, còn có thể sử dụng các lát tre rộng 50mm.
Tre nguyên tấm
Ống tre được mở ra thông qua một quy trình đặc biệt để tạo ra bề mặt tre thật. Quy trình này làm cho loại sàn này rất cứng và mang một vẻ ngoài độc đáo, giữ nguyên hình dáng ban đầu của ống tre